KINH PHÁP CÚ THÍ DỤ
Dịch giả Sakya Minh-Quang
Mục Lục
-
-
Phẩm Từ Nhân Thứ 8
-
Phẩm Ngôn Ngữ Thứ 9
-
Phẩm Song Yếu Thứ 10
-
Phẩm Phóng Dật Thứ 11
-
Phẩm Tâm Ý Thứ 12
-
Phẩm Hoa Hương Thứ 13
-
Quyển Thứ 2
-
Phẩm Dụ Hoa Hương Thứ 14
-
Phẩm Ngu Ám Thứ 15
-
Phẩm Minh Triết Thứ 16
-
Phẩm A-La-Hán Thứ 17
-
Phẩm Thuật Thiên Thứ 18
-
Phẩm Ác Hạnh Thứ 19
-
Phẩm Đao Trượng Thứ 20
-
-
Quyển Thứ 3
-
Phẩm Lão Mạo Thứ 21
-
Phẩm Ái Thân Thứ 22
-
Phẩm Thế Tục Thứ 23
-
Phẩm Thuật Phật Thứ 24
-
Phẩm An Ninh Thứ 25
-
Phẩm Hiếu Hỉ Thứ 26
-
Phẩm Phẫn Nộ Thứ 27
-
Phẩm Trần Cấu Thứ 28
-
Phẩm Phụng Trì Thứ 29
-
Phẩm Đạo Hạnh Thứ 30
-
Phẩm Quảng Diễn Thứ 31
-
Phẩm Địa Ngục Thứ 32
-
Phẩm Tượng Thứ 33
-
Phẩm Ái Dục Thứ 34
-
-
Quyển Thứ 4
-
Phẩm Dụ Ái Dục Thứ 35
-
Phẩm Lợi Dưỡng Thứ 36
-
Phẩm Sa Môn Thứ 37
-
Phẩm Phạm Chí Thứ 38
-
Phẩm Nê Hoàn Thứ 39
-
Phẩm Sinh Tữ Thứ 40
-
Phẩm Đạo Lợi Thứ 41
-
Phẩm Kiết Tường Thứ 42
-
QUYỂN THỨ NHẤT
Đời Tây Tấn, Sa Môn Pháp Cự và Pháp Lập dịch từ Phạn sang Hán.
Tỳ Kheo Sakya Minh-Quang dịch từ Hán sang Việt.
Phẩm Giới Thân Thứ 6
Thí dụ 17
Thuở xưa, nước Ba-la-nại có một hòn núi cách thành bốn năm mươi dặm. Trên núi có năm vị Sa-môn ở tu học. Mỗi ngày vào lúc sáng sớm, năm vị ấy xuống núi vào thành khất thực. Sau khi thọ thực xong, họ trở về núi thì trời đã tối, thân thể mệt mỏi, không thể tọa thiền tu tập chỉ quán. Vì vậy, trải qua nhiều năm tu tập mà họ không chứng được đạo quả.
Đức Phật biết chuyện, thương xót họ nhọc nhằn mà không thu được kết quả, nên hóa thành một vị đạo nhân đến núi đó thăm hỏi các Sa-môn:
- Các vị ẩn tu ở đây, có nhọc mệt lắm không?
Các vị Sa-môn đáp:
- Chúng tôi ở đây cách thành rất xa. Vì chuyện ăn uống mà mỗi ngày chúng tôi phải vào thành khất thực. Việc đi về rất vất vả. Nhiều năm cực khổ, sớm đi tối về như vậy, chúng tôi không còn thời giờ để tu tập, có lẽ suốt đời phải chịu như thế!
Vị đạo nhân nói:
- Người hành đạo phải lấy giới làm căn bản, lấy nhiếp tâm làm công hạnh, coi nhẹ thân thể, quý trọng chân lý, xả thân cầu đạo. Ăn uống là để duy trì mạng sống tu tập thiền định. Phải hướng đến mục đích đắc đạo mà tu học chỉ quán, dứt trừ vọng tưởng. Còn nếu chỉ lo cung dưỡng thân thể, chìu theo đòi hỏi thì làm sao thoát được khổ đau? Ngày mai các vị đừng xuống núi, nghỉ ngơi một ngày, tôi sẽ lo việc cúng dường.
Lúc ấy năm vị Sa-môn rất hoan hỷ trước việc hy hữu này. Ai nấy tâm ý đều an định, không còn lo chuyện đi khất thực.
Giờ ngọ ngày hôm sau, vị đạo nhân mang thức ăn đến. Năm vị Sa-môn thọ trai xong, tâm ý thư thái, an tịnh. Bấy giờ đạo nhân nói kệ:
Tỳ kheo thọ trì giới
Gìn giữ nhiếp các căn
Biết tiết độ uống ăn
Ý luôn luôn tỉnh giác.
***
Lấy giới hàng phục tâm
Giữ ý luôn chánh định
Trong tu tập chỉ quán
Chánh trí thường hiện tiền.
***
Sáng suốt gìn giữ giới
Trong chánh trí tư duy
Hành đạo nếu tương ưng
Tự thanh tịnh, hết khổ.
比丘立戒 Tỳ kheo lập giới
守攝諸根 Thủ nhiếp chư căn
食知自節 Thực tri tự tiết
寤意令應 Ngụ ý linh ưng.
***
以戒降心 Dĩ giới hàng tâm
守意正定 Thủ ý chánh định
內學止觀 Nội học chỉ quán
Vô vong chánh trí.
***
Minh triết thủ giới
Nội tư chánh trí
Hành đạo như ung
Tự tịnh trừ khổ.
Vị đạo nhân nói kệ xong, liền hiện lại thân Phật từ quang rực rỡ. Năm vị Sa-môn phấn chấn tinh thần, thúc liểm thân tâm, tư duy chánh trí liền chứng quả A-la-hán.