KINH PHÁP CÚ THÍ DỤ
Dịch giả Sakya Minh-Quang
QUYỂN THỨ NHẤT
Đời Tây Tấn, Sa Môn Pháp Cự và Pháp Lập dịch từ Phạn sang Hán.
Tỳ Kheo Sakya Minh-Quang dịch từ Hán sang Việt.
Phẩm Từ Nhân Thứ 8
Thí dụ 19
Thuở xưa, đức Phật trú tại thành La Duyệt Kỳ. Cách nước này năm trăm dặm có một hòn núi là nơi cư trú của một gia tộc gồm một trăm hai mươi hai người sinh trưởng tại đó. Họ sống bằng nghề săn bắn trong rừng, mặc áo da, ăn thịt thú mà không biết làm ruộng rẫy. Tín ngưỡng của họ là thờ cúng quỷ thần, chưa biết gì về tam bảo. Đức phật với thánh trí thấy họ có thể độ được, nên đến đó ngồi dưới một cội cây. Lúc ấy, bọn đàn ông đều vào núi săn bắn chỉ còn phụ nữ ở nhà. Đức Phật tỏa ánh từ quang chiếu khắp đất trời, cây đá trong núi đều biến thành sắc vàng. Lớn nhỏ ai thấy cũng đều kinh ngạc hoan hỉ, cho Phật là vị thần linh nên kéo đến lễ bái, cúng dường chiếu ngồi.
Đức Phật nhân đó mới thuyết pháp về tội báo sát sinh, phước đức từ bi, ân ái tạm họp, lại tan cho các phụ nữ nghe. Nghe xong họ đều hoan hỉ, ra trước bạch Phật:
- “Sơn nhân chúng con sát sinh ăn thịt để sống. Nay muốn dâng cúng Ngài một ít, xin hãy nhận lấy”.
Đức Phật bảo với các phụ nữ:
- “Giáo pháp của chư Phật không ăn thịt chúng sinh. Ta đã thọ trai rồi mới đến đây, không cần phải dọn ra nữa”.
Đức Phật nhân đây lại dạy:
- “Người sống ở đời món ăn rất nhiều. Sao không ăn những thứ có ích, mà lại giết mạng của chúng sinh để nuôi sống cho mình? Khi chết sẽ đọa ác đạo, chỉ hại mà không lợi ích. Làm người nên ăn ngũ cốc, thương yêu các loài chúng sinh. Không ai là không tham sống sợ chết. Giết chúng sinh nuôi sống mình tội lỗi rất nặng. Còn ai từ bi bất sát đời đời sẽ được an vui”.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói kệ:
Hành từ bi bất sát
Thường biết thu nhiếp thân
Đây là chỗ bất tử
An lạc không tai họa
***
Hành từ bi bất sát
Thận trọng ý và lời
Đây là chỗ bất tử
An lạc không tai họa.
***
Tuân theo đạo vô vi
Không tổn hại chúng sinh
Tâm không bị phiền não
Tương xứng trời Phạm Thiên.
***
Thường dùng đức từ bi
Thanh tịnh như Phật dạy
Biết đủ và biết dừng
Sẽ vượt qua sinh tử.
Vi nhân bất sát
Thường năng nhiếp thân
Thị xứ bất tử
Sở thích vô hoạn.
***
Bất sát vi nhân
Thận ngôn thủ tâm
Thị xứ bất tử
Sở thích vô hoạn.
Mục Lục
-
-
Phẩm Ngôn Ngữ Thứ 9
-
Phẩm Song Yếu Thứ 10
-
Phẩm Phóng Dật Thứ 11
-
Phẩm Tâm Ý Thứ 12
-
Phẩm Hoa Hương Thứ 13
-
Quyển Thứ 2
-
Phẩm Dụ Hoa Hương Thứ 14
-
Phẩm Ngu Ám Thứ 15
-
Phẩm Minh Triết Thứ 16
-
Phẩm A-La-Hán Thứ 17
-
Phẩm Thuật Thiên Thứ 18
-
Phẩm Ác Hạnh Thứ 19
-
Phẩm Đao Trượng Thứ 20
-
-
Quyển Thứ 3
-
Phẩm Lão Mạo Thứ 21
-
Phẩm Ái Thân Thứ 22
-
Phẩm Thế Tục Thứ 23
-
Phẩm Thuật Phật Thứ 24
-
Phẩm An Ninh Thứ 25
-
Phẩm Hiếu Hỉ Thứ 26
-
Phẩm Phẫn Nộ Thứ 27
-
Phẩm Trần Cấu Thứ 28
-
Phẩm Phụng Trì Thứ 29
-
Phẩm Đạo Hạnh Thứ 30
-
Phẩm Quảng Diễn Thứ 31
-
Phẩm Địa Ngục Thứ 32
-
Phẩm Tượng Thứ 33
-
Phẩm Ái Dục Thứ 34
-
-
Quyển Thứ 4
-
Phẩm Dụ Ái Dục Thứ 35
-
Phẩm Lợi Dưỡng Thứ 36
-
Phẩm Sa Môn Thứ 37
-
Phẩm Phạm Chí Thứ 38
-
Phẩm Nê Hoàn Thứ 39
-
Phẩm Sinh Tữ Thứ 40
-
Phẩm Đạo Lợi Thứ 41
-
Phẩm Kiết Tường Thứ 42
-
***
Thùy cũng vô vi
Bất hại chúng sinh
Vô sở nhiễu não
Thị ứng Phạm Thiên.
***
Thường dĩ từ ai
Tịnh như Phật giáo
Tri túc tri chỉ
Thị độ sinh tử.
Đức Phật nói kệ xong, những người đàn ông đi săn cũng vừa về đến. Các phụ nữ nghe giảng kinh nên không kịp đón chồng. Các ông này kinh ngạc trước việc bất thường, bỏ thú săn xuống chạy về xem có biến cố gì không. Đến nơi chỉ thấy các bà vợ mình đang chắp tay nghe Phật giảng dạy, họ liền nổi giận lớn tiếng mắng nhiếc, định hủy nhục Phật.
Các bà vợ vội nói với chồng mình:
- “Đây là thần nhân, các ông đừng sinh ác ý”.
Mọi người nghe nói ăn năn hối cải, quỳ xuống đảnh lễ Phật. Phật vì các ông mà giảng nói lại công đức của việc không sát sinh và tội báo của việc giết hại. Người đứng đầu gia tộc tỉnh ngộ liền quỳ xuống bạch Phật:
- “Chúng con sinh trưởng nơi núi sâu, lấy việc săn bắn làm kế sinh nhai. Tội lỗi vì thế chồng chất rất nhiều. Xin Ngài dạy cho cách nào để tránh khỏi tai ương”.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói kệ:
Thực hành lòng nhân từ
Bác ái cứu chúng sinh
Có mười một lợi ích
Phước thường theo bên thân
***
Một, khi ngủ an ổn
Hai, lúc thức yên vui
Ba, không mơ ác mộng
Bốn, chư thiên hộ trì.
***
Năm, mọi người kính mến
Sáu, không bị gia hại
Bảy, không gặp đao binh
Tám, không gặp nạn nước.
***
Chín, không gặp nạn lửa
Mười, sống được phước lợi
Sau hết, chết sinh thiên
Đó chính là mười một.
Lý nhân hành từ
Bác ái tế chúng
Hữu thập nhất dự
Phúc thường tùy thân.
***
Ngọa an giác an
Bất kiến ác mộng
Thiên hộ nhân (1) ái
Bất độc bất binh.
***
Thủy hỏa bất táng
Sở tại đắc lợi
Tử thăng Phạm Thiên
Thị vi thập nhất.
Phật nói kệ xong, một trăm hai mươi hai người nam nữ lớn nhỏ đều hoan hỉ tin nhận, vâng giữ năm giới. Đức Phật nói với vua Bình Sa cho họ ruộng đất và hạt giống để làm ăn sinh sống. Từ đó, đạo từ bi phổ biến, trong nước yên bình.
**************************************
Thí dụ 20
Thuở xưa có một nước lớn ở vùng biên cảnh Ấn Độ. Vua nước ấy tên là Hòa Mặc. Nhân dân trong nước chưa từng được pháp hóa vi diệu của Tam Bảo, chỉ biết thờ ngoại đạo Phạm Chí, nghe theo lời dụ hoặc của họ mà thường làm những việc tà ác, sát sinh tế tự quỷ thần.
Lúc ấy mẹ vua lâm trọng bịnh nằm liệt trên giường. Vua đã cho vời rất nhiều danh y điều trị cho đến cầu phù chú nơi các đồng cốt, song trải qua nhiều tháng nhiều năm mà bệnh tình bà vẫn không thuyên giảm. Do đó, vua lại cho mời hai trăm vị Bà La Môn trong nước vào cung cúng dường, rồi hỏi:
- “Thái hậu bệnh nặng đã lâu, không biết vì nguyên nhân gì? Các vị là những bậc trí tuệ, thông hiểu tướng pháp và thiên văn địa lý, vậy có thấy gì bất ổn xin nói cho trẩm biết”.
Các Bà La Môn trả lời:
- “Bệnh của thái hậu là do tinh tú sai loạn, âm dương bất hòa thôi”.
Vua hỏi:
- “Làm cách nào để giải trừ được?”.
Các Bà La Môn thưa:
- “Nên bày lễ cầu đảo núi non, nhật nguyệt, tinh tú nơi khoảng đất trống sạch sẽ ngoài thành, và giết một trăm súc vật đủ loại, với một đứa bé để cúng tế trời. Rồi vua tự mình dẫn mẹ đến chỗ đó lạy xin khỏi bệnh sống lâu, thì sau đó bệnh sẽ lành”.
Vua nghe nói bèn chuẩn bị đúng như lơi dặn. Vua cho lùa người và trăm loài voi ngựa bò dê từ cửa thành phía đông đi ra chỗ tế tự giết để tế trời. Dọc đường tiếng than khóc, kêu la vang động đất trời!
Đức Thế Tôn đại từ cứu độ tất cả chúng sinh, thương cho vua Hòa Mặc ngu si quá đáng. Sao lại vì muốn cứu một người mà làm ác giết mạng chúng sinh? Cho nên đức Phật và chúng đệ tử đi qua nước đó. Đức Phật gặp vua và các ông Bà La Môn nơi cửa thành phía đông đang lùa bầy súc vật và một đức trẻ than khóc đi đến. Vua và mọi người từ xa trông thấy Phật uy nghi rực rỡ, hào quang tỏa sáng như mặt trời mới mọc, như trăng sáng đêm rằm, đều khởi tâm kính mộ. Súc vật và đứa bé cũng khởi tâm mong được cứu thoát.
Vua liền xuống xe đến trước Phật đảnh lễ rồi quỳ thẳng chắp tay chào hỏi đức Thế Tôn. Phật mời vua ngồi, rồi hỏi: - “Ông định đi đâu?”.
Vua vòng tay đáp:
- “Thái hậu của nước lâm bệnh đã lâu, con cho mời lương y khắp nơi điều trị, cho đến mời đồng cốt chú thuật cũng không thuyên giảm. Nay con mang người và súc vật để tế cúng chư thiên, kỳ đảo tinh tú núi sông cầu cho mẹ con được hết bệnh, sống khỏe mạnh”.
Đức phật bảo:
- “Xin đại vương khéo lắng nghe lời này: Muốn được ăn lúa phải lo cày cấy, muốn được giàu có phải hành bố thí, muốn được sống thọ phải hành từ bi, muốn được trí tuệ phải chuyên học hỏi. Bốn việc này, tùy mình gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Kẻ giàu sang thì không tham bữa ăn của nhà nghèo hèn. Chư thiên kia ở trong cung điện thất bảo, muốn ăn muốn mặc tự nhiên như ý, lẽ đâu lại bỏ vị ngon cam lộ mà dùng đồ máu thịt tanh hôi? Sự tế tự này là do lòng dâm loạn cho tà giáo là chánh đạo. Giết mạng sống mà cầu sống, thật trái với đạo lý quá xa! Giết bao nhiêu mạng để cứu một mạng thì làm sao có chuyện đó?”.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói kệ:
Dầu người sống trăm năm
Siêng phụng sự quỷ thần
Cúng tế bằng voi ngựa
Chẳng bằng một việc từ.
Nhược nhân thọ bách tuế
Cần sự thiên hạ thần
Tượng mã dụng tế tự
Bất như hành nhất từ.
Lúc đức phật nói kệ hào quang rực chiếu khắp đất trời, chúng sinh trong tam đồ bát nạn đều hoan hỉ, được an ổn lợi ích. Vua Hòa Mặc nghe được diệu pháp lại thấy được hào quang nên vô cùng hoan hỉ, thấy đạo. Thái hậu nghe pháp xong, tinh thần phấn chấn vui vẻ, bệnh hoạn dứt hết. Còn hai trăm vị Bà La Môn thấy hào quang, lại nghe kệ dạy nên vô cùng hổ thẹn, ăn năn chừa đổi, xin làm đệ tử Phật. Đức Thế Tôn hứa khả, cho họ xuất gia làm Sa Môn.
Vua và đại thần thỉnh Phật lưu lại nước đó một tháng để cúng dường, và đem chánh pháp ra trị nước. Nhờ đó nước nhà ngày càng hưng thạnh.
-----------------------------------------------------------------
Ghi Chú:
(1) ĐCTT ghi *,* bốn bản Tống, Nguyên, Minh và Thánh Ngữ ghi *, hợp nghĩa hơn.