KINH PHÁP CÚ THÍ DỤ
Dịch giả Sakya Minh-Quang
QUYỂN THỨ NHẤT
Đời Tây Tấn, Sa Môn Pháp Cự và Pháp Lập dịch từ Phạn sang Hán.
Tỳ Kheo Sakya Minh-Quang dịch từ Hán sang Việt.
Phẩm Ngôn Ngữ Thứ 9
Thí dụ 21
Thuở xưa, vua Phất Gia Sa sau khi xuất gia vào thành La Duyệt Kỳ khất thực, ngang qua cổng bị một con bò mẹ mới sinh con húc chết. Người chủ bò sợ quá liền bán nó cho một người khác. Người chủ mới lúc dẫn bò đi uống nước lại cũng bị nó từ sau húc chết! Con ông ta thấy vậy nổi giận bắt bò làm thịt, đem ra chợ bán. Có một bác nông dân mua lấy đầu bò gánh về. Còn cách nhà hơn dặm đường, bác ta mới treo đầu bò trên một cành cây rồi ngồi nghỉ dưới gốc. Không ngờ, mới đó dây đứt, đầu bò rơi xuống, sừng cắm đúng vào người khiến bác ta chết ngay tại chỗ. Trong một ngày mà con bò đó đã giết chết ba mạng người. Vua Bình Sa nghe tin rất lấy làm lạ, liền cùng quần thần đến chỗ Phật để thưa hỏi. Đến nơi, vua làm lễ Phật xong ngồi xuống chắp tay hỏi:
- “Bạch đức Thế Tôn, thật là lạ lùng! Có một con bò mẹ đã giết ba mạng người. Vì có chuyện này nên con đến đây hỏi ý kiến Phật”.
Đức Phật bảo với vua Bình Sa:
- “Tội báo đều có nguyên nhân, không phải ngẫu nhiên ngày nay mới có”.
Vua thưa:
- “Xin đức Thế Tôn nói rõ nguyên nhân”.
Đức Phật kể:
- “Thuở xưa có ba người thương gia đến nước khác buôn bán, ở trọ nhà một bà lão đơn chiếc. Đến kỳ trả tiền thuê nhà, vì thấy bà lão cô độc nên ba người định ăn quỵt không trả. Thừa lúc bà lão đi vắng, cả ba lén bỏ đi. Bà lão trở về không thấy ai cả, liền hỏi hàng xóm mới hay họ đã bỏ đi. Bà lão nổi giận tức tốc đuổi theo. Một hồi lâu sau, chạy đến nhọc mệt bơ phờ bà mới bắt kịp họ. Song khi ba ông khách nghe bà lão đòi tiền lại đồng thanh nói ngang, bảo rằng mình đã trả rồi, sao lại đòi nữa. Kế đó họ còn mắng cho bà lão một trận.
Bà lão thấy mình sức yếu thế cô không làm sao được, nên đành chịu mất tiền, ngậm hờn thề trước ba thương khách rằng: “Tôi nghèo khổ như vậy, sao các ông lại nhẫn tâm lường gạt? Tôi nguyện đời sau sinh ra chỗ nào hễ gặp các ông quyết giết không tha! Chừng nào giết được lòng tôi mới hả, dầu các ông đắc đạo cũng không bỏ qua!”.
Đức Phật nói với vua Bình Sa:
- “Bà lão thuở đó nay chính là con bò mẹ. Ba vị thương khách chính là Phất Gia Sa v.v… ngày nay bị bò húc chết”.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói kệ:
Lời ác hay mắng chưởi
Kiêu mạn, khinh miệt người
Ai làm hạnh nghiệp này
Thù oán sẽ theo đây.
***
Lời ôn tồn, hòa thuận
Tôn kính chẳng khinh ai
Mở trói buộc, an nhẫn
Thù oán tự hết ngay.
***
Phàm người sống ở đời
Miệng lưỡi chính gươm đao
Chưởi rủa mắng nhiếc nhau
Là cầm đao tự hại.
Mục Lục
-
-
Phẩm Song Yếu Thứ 10
-
Phẩm Phóng Dật Thứ 11
-
Phẩm Tâm Ý Thứ 12
-
Phẩm Hoa Hương Thứ 13
-
Quyển Thứ 2
-
Phẩm Dụ Hoa Hương Thứ 14
-
Phẩm Ngu Ám Thứ 15
-
Phẩm Minh Triết Thứ 16
-
Phẩm A-La-Hán Thứ 17
-
Phẩm Thuật Thiên Thứ 18
-
Phẩm Ác Hạnh Thứ 19
-
Phẩm Đao Trượng Thứ 20
-
-
Quyển Thứ 3
-
Phẩm Lão Mạo Thứ 21
-
Phẩm Ái Thân Thứ 22
-
Phẩm Thế Tục Thứ 23
-
Phẩm Thuật Phật Thứ 24
-
Phẩm An Ninh Thứ 25
-
Phẩm Hiếu Hỉ Thứ 26
-
Phẩm Phẫn Nộ Thứ 27
-
Phẩm Trần Cấu Thứ 28
-
Phẩm Phụng Trì Thứ 29
-
Phẩm Đạo Hạnh Thứ 30
-
Phẩm Quảng Diễn Thứ 31
-
Phẩm Địa Ngục Thứ 32
-
Phẩm Tượng Thứ 33
-
Phẩm Ái Dục Thứ 34
-
-
Quyển Thứ 4
-
Phẩm Dụ Ái Dục Thứ 35
-
Phẩm Lợi Dưỡng Thứ 36
-
Phẩm Sa Môn Thứ 37
-
Phẩm Phạm Chí Thứ 38
-
Phẩm Nê Hoàn Thứ 39
-
Phẩm Sinh Tữ Thứ 40
-
Phẩm Đạo Lợi Thứ 41
-
Phẩm Kiết Tường Thứ 42
-
Ác ngôn mạ lị
Kiêu lăng miệt nhân
Hưng khởi thị hạnh
Tật oán tư sinh.
***
Tốn ngôn thuận từ
Tôn kỉnh ư nhân
Khí kết nhẫn ác
Tật oán tự diệt.
***
Phù sĩ chi sinh
Phủ tại khẩu trung
Sở dĩ trảm thân
Do kỳ ác ngôn.
Nghe Phật nói xong, vua Bình Sa và quần thần đều gìn giữ lời nói nghiêm túc cẩn thận, nguyện làm việc lành rồi lễ Phật ra về.
Trang sau