top of page

Tết Đọc Lại Truyện Kiều

Trời vốn hay ghen kẻ sắc tài (1)
Đào hoa bạc mệnh chuyện xưa nay
Kiều đẹp bán mình năm đôi tám (2)
Nhan tài yểu mệnh tuổi ba hai (3)
Tuấn kiệt cậy tài lâm tai họa
Trượng phu tham sắc lụy trần ai
Cụ Du đã nhắn: tài thua đức (4)
Thiên hạ nghe hoài, ngộ mấy ai!

------------------------------------

(1) Bút giả mượn thuyết "tài mệnh tương đố" của Truyện Kiều để nói lên điều mình muốn nói. Thuyết tài mệnh tương đố:


"Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần"

Hay,
"Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen"


Lại như:


"Nghĩ đời mà ngán cho đời
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen"

Hoặc:
"Anh hoa phát tiết ra ngoài
Hồng nhan bạc mệnh một đời tài hoa".

(1) Thúy Kiều bán mình chuộc cha tuổi trăng tròn

(2) Nhan Hồi, đệ tử xuất sắc nhất của Khổng tử, mất lúc 32 tuổi

(3) Cụ Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều:

 

"Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn vốn tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"

Sakya Minh-Quang
Tết Canh Tý ngày 25/01/2020

            ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~                    

Phật tử: Phạm Lâm 

Hương xuân ngào ngạt đón xuân sang.
Kính chúc Thầy pháp thể khinh an.
Phật đạo viên thành như ý nguyện.
Chúng sanh dị độ thoát nguy nan.

Con xin cám ơn Thầy đả cho con thêm kiến thức để ôn cố tri tân, con xin phép được đóng góp một phần nhỏ trong niềm vui của ba ngày Tết :
 


Hồng nhan bạc mệnh bởi do đâu?
Chẳng lẻ trời cao ghét má đào.
Nàng Thuý hy sinh vào đọa lạc (1).
Chiêu Quân nuốt lệ cống chư hầu.(2)
Vang danh Đặng, Nguyễn mồ non cỏ.(3)
Nức tiếng công thần khổ lụy sâu.(4).
Mỹ nữ xưa nay như tướng giỏi.
Nào ai hẹn ước sống dài lâu (5)

 


1-Thuý Kiều bán mình chuộc cha(Đoạn Trường Tân Thanh)
2-Chiêu Quân cống Hồ để giữ tình hữu nghị, tránh binh đao giữa hai nước Hán, Nô.
3-Đặng Thế Phong, họa sĩ và là nhạc sĩ tài hoa với 3 nhạc phẩm nỗi tiếng: Đêm Thu, Giọt Mưa Thu và Con Thuyện Không Bến.
-Nguyễn Nhược Pháp, thi sĩ nỗi danh với bài thơ Đi Chùa Hương, cả hai đả mất ở tuổi 24.
4-Những công thần thường hay bị ganh ghét, đố kỵ, điển hình là trọng thần Nguyễn Trải bị lời dèm pha nên bị thảm họa tru di tam tộc.
5-Mượn ý hai câu thơ trong bài Tiêu Hồn Hãi Đường của Triệu Diễm Tuyết :


"Giai nhân tự cỗ như danh tướng.
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu".


Nam Mô A Di Đà Phật.

Thầy: 

Cám ơn thơ họa thực là hay
Người viết có tâm lại có tài
Tết đến lắng lòng ôn chuyện cũ
Xuân về mượn tích nhắc người nay
Tài hoa một kiếp mồ xanh nghỉ
Hương sắc nửa đời mây trắng bay
Xưa nay muôn việc đều thay đổi
Vô thường một pháp không đổi thay!

Sakya Minh-Quang

s513037892264040667_p18_i1_w233.jpeg
bottom of page