top of page
Trang Nhà  <  Kinh Sách  < Sách

          TÁM THỨC THIỀN TRONG ĐỘNG           

                                                                                                                            Tác giả: Thiền sư Thích Thánh Nghiêm

                                        Dịch giả: Sakya Minh-Quang

                     Giới Thiệu

 

      1. Duyên khởi: Vì giúp người hiện nay với cuộc sống đầy bận rộn, lo lắng có thể hưởng dụng được sự ảo diệu của thiền pháp một cách đơn giản. Thiền sư Thích Thánh Nghiêm ở Pháp Cổ Sơn dựa vào thể nghiệm bản thân qua nhiều năm thực tu, đem tâm pháp thiền tập dung nhập vào trong vận động, phát triển thành Tám Thức Thiền Trong Động. Ngoài việc vận động giúp thân thể khỏe mạnh, phương pháp này cũng giúp thân tâm buông thư, đạt đến mục đích thân khỏe mạnh, tâm an vui. Đây là một bài thiền tập trong động không hạn chế bởi thời gian, địa điểm, mà lại đơn giản dễ học, có ích cho thân tâm. Chỉ cần siêng năng luyện tập, thì dù đi, đứng, ngồi, nằm đều là phương cách tu thiền trong động, hưởng dụng cảm giác thư thới, khiến thân tâm chúng ta an định, tự tại, mỗi động tác nhắc tay, cất chân đều tràn ngập niềm vui pháp và hạnh phúc thiền.

      2. Công năng: Tám Thức Trong Động ngoài hiệu năng đem lại sức khỏe cho thân, còn có thể điều tâm, giúp chúng ta chuyển tâm tán loạn thành tâm chuyên chú, dần tiến đến trình độ thân tâm hợp nhất. Sau một thời gian siêng năng tập luyện, chúng ta có thể ứng dụng tâm pháp này trong cuộc sống hằng ngày, luôn luôn buông thư thân tâm, buông xả thân tâm, cuối cùng có thể đạt đến mục đích tối cao của thiền pháp là khai phát trí tuệ (giác ngộ).

 

       3. Đối tượng: Tám Thức Thiền Trong Động Pháp Cổ Sơn thích hợp cho mọi đối tượng luyện tập, không phân nam nữ già trẻ, khỏe mạnh hay bệnh tật.

        4Thời gian: Có thể tập trong mọi lúc, nhưng nếu vào khoảng nửa giờ sau bữa ăn, đề nghị dùng phương pháp thiền hành thể hội tâm pháp ý thức rõ và buông thư của Tám Thức Thiền Trong Động.

       5. Địa điểm: Trong nhà hay ngoài trời đều được, chỉ cần đủ chỗ, không khí thoáng đãng là được.

       6. Thứ tự động tác: Thứ tự của Tám Thức Thiền Trong Động là: Trước kéo giãn các khớp xương và giây gân, sau đó vận động từ đầu đến chân, từ bộ phận cho đến toàn thân. Chỉ cần căn cứ theo thứ tự này, thì gân xương và bắp thịt toàn thân sẽ được vận động, cũng như tránh được những tổn hại mà vận động có thể gây ra. Nếu thời gian cho phép, cần ba mươi phút để tập xong toàn bộ Tám Thức Thiền Trong Động; chúng ta có thể tập qua một lượt, hay tập đi tập lại nhiều lần để có thể cảm nhận được sự thư thới của toàn thân. Nếu thời gian không cho phép, có thể chia ra từng giai đoạn mà tập.

       7. Thứ lớp tâm pháp: “Thân đâu, tâm đó” là nguyên tắc căn bản của Thiền Trong Động. Thứ lớp tâm pháp là: trước ý thức rõ > sau buông thư  > cuối cùng buông thư toàn thân.

     1. Ý thức rõ: Ý thức rõ động tác từng bộ phận cơ thể cho đến ý thức rõ động tác toàn thân. Đây là bước đầu luyện tập thân tâm hợp nhất. Lúc luyện tập “ý thức rõ”, đầu tiên chúng ta sẽ phát hiện tâm mình hết sức tạp loạn; nếu không ngừng luyện tập ý thức rõ động tác, chúng ta dần dần có thể từ loạn tâm tiến vào chuyên tâm.

     2. Buông thư: Từ ý thức rõ sự căng thẳng trên từng bộ phận cơ thể cho đến ý thức rõ sự buông thư từng bộ phận này. Người ta nói chung không biết thân thể mình đang căng thẳng hay buông thư. Nếu chúng ta luyện tập để tâm an trú vào từng động tác trên thân, dần dần sẽ thể nhận được quá trình gân cốt và bắp thịt của mỉnh từ căng thẳng chuyển sang buông thư; cũng như thể hội được trạng thái thân tâm hợp nhất, toàn thân buông lõng.

     3. Buông thư toàn thân: Trước hết luyện tập buông thư từng bộ phận cơ thể rồi mở rộng ra đến buông thư toàn thân, khiến thân tâm hoàn toàn hợp nhất. Chỉ cần trong khi vận động, chúng ta không gừng luyện tập buông thư thân tâm, thì cuối cùng có thể hưởng thụ sự thư thới khi toàn thân buông thư, từ đó thể hội được hương vị của thiền duyệt và pháp hỷ.

     

       8. Yếu quyết tu tập:

          1. Hít thở tự nhiên: Không khống chế hơi thở mà cũng không cố ý hít thở.

          2.  Chú ý trạng thái thân thể: Một vài người có thể sẽ cảm thấy choáng váng hay chóng mặt khi luyện tập,                  hãy tập chậm lại, thu hẹp phạm vi động tác thì sẽ hết.

          3. Tránh tổn thương do vận động gây ra: Lúc tập không được dùng sức quá mạnh để kéo giản gân cốt hay                   bắp thịt thì có thể tránh được tổn thương.

          4. “Ý thức rõ và buông thư” quan trọng hơn sự chính xác của động tác: Phải theo cảm giác thư thới nhất để               tập thiền trong động. Động tác không nhất định phải thực chính xác, vì trọng tâm là thể nghiệm thiền,                 thể hội trạng thái buông thư toàn thân khi thân tâm hợp nhất.

Mục Luc

2.jpg
bottom of page