top of page

         The Lamp for the Path to Enlightenment

             Ngọn Đèn Soi Đường Giác Ngộ

 

          by Atisha Dipamkarashrijnana (982-1054)

                 Ngài Atisha trước tác

          Ruth Sonam dịch từ Tạng ngữ ra Anh Ngữ; 

          Sakya Minh-Quang dịch từ Anh ngữ ra Việt Ngữ

Homage to the Bodhisattva, the youthful Manjushri.        Kính lễ đức Bồ-tát Văn-thù-sư lợi đồng tử

                                   

1.  I pay homage with great respect                            

To all the Victorious Ones of the three              

To their teaching and to those who aspire to virtue.                        

Urged by the good disciple Jangchup Wö ,                   

I shall illuminate the lamp                                  

For the path to enlightenment. 

  

2.  Understand there are three kinds of persons                         

Because of their small, middling and supreme capacities                 

I shall write clearly distinguishing                                

Their individual characteristics.                              

 

3.  Know that those who by whatever means                      

Seek for themselve no more                                      

Than the pleasures of cyclic existence

Are persons of the least capacity.                                                            

   

4  Those who seek peace for themselves alone,   

Turning their back on worldly pleasures                                  

And avoiding destructive actions                                                

Are said to be of middling capacity.                                            

                                                 

 Those who, through their personal suffering,              

Truly want to end completely                                                     

All the suffering of others                                                            

Are persons of supreme capacity.   

 

6.  For those excellent living being,                            

Who desire supreme enlightenment,                                   

I shall explain the perfect methods                                       

Taught by the spiritual teachers.      

 

7.  Facing paintings, statues and so forth                             

Of the completely enlightened one,                                        

Reliquaries and the excellent teaching,                                                 

Offer flowers, incense -- whatever you have.  

 

8.  With the seven part offering                                                      

From the [Prayer of] Noble Conduct,                                                   

And with the thought never to turn back                                            

Till you gain ultimate enlightenment;       

 

9.  With strong faith in the Three Jewels,                                                

Kneeling with one knee on the ground                                                   

And your hands pressed together,                                                             

First of all take refuge three times.

 

10.  Next, beginning with an attitude                                                       

Of love for all living creatures                                                                      

Consider beings, excluding none

Suffering in the three bad rebirths –                                            

Suffering birth, death and so forth.  

  

11  Then, since you want to free these beings                                     

From the suffering of pain,                                                                          

From suffering and the causes of suffering,                                        

Arouse immutably the resolve                                                          

To attain enlightenment.            

       

12.  The qualities of developing                                                     

Such an aspiration are                                                                       

Fully explained by Maitreya                                                                   

In the Array of Trunks Sutra.

 

13.  Having learned about the infinite benefits

Of the intention to gain full enlightenment

By reading this sutra or listening to a teacher,

Arouse it repeatedly to make it steadfast.

 

14.  The Sutra Requested by Viradatta

Fully explains the merit therein.

At this point, in summary,

I will cite just three verses.

 

15.   If it possessed physical form,

The merit of the altruistic intention

Would completely fill the whole of space

And exceed even that.

 

16.  If someone were to fill with jewels

As many Buddha fields, as there are grains

Of sand in the Ganges,

To offer to the Protector of the World,

 

17.  This would be surpassed by

The gift of folding one’s hands

And inclining one’s mind to enlightenment,

For such is limitless.

 

18.  Having developed the aspiration for enlightenment,

Constantly enhance it through concerted effort.

To remember it in this and also in other lives,

Keep the precepts properly as explained.

 

19  Without the vow of the engaged intention,

Perfect aspiration will not grow.

Make effort definitely to take it,

Since you want the wish

For enlightenment to grow,

 

20.  Those who maintain any of the seven

Kinds of individual liberation vow,

Have the ideal [prerequisite] for

The Bodhisattva vow, not others.

 

21  The Tathagata spoke of seven kinds

Of individual liberation vow.

The best of these is glorious pure conduct,

Said to be the vow of a fully ordained person.

 

22   According to the ritual described in

The chapter on discipline in the Bodhisattva Stages,

Take the vow from a good

And well qualified spiritual teacher.

 

23   Understand that a good spiritual teacher

Is one skilled in the vow ceremony,

Who lives by the vow and has

The confidence and compassion to bestow it.

 

24.   However, in case you try but cannot

Find such a spiritual teacher,

I shall explain another

Correct procedure for taking the vow.

25.  I shall write here very clearly,

As explained in the Ornament

Of Manjushri’s Buddha Land Sutra,

How, long ago, when Manjushri

Was Ambaraja, he aroused

The intention to become enlightened.

 

26.  “In the presence of the protectors,

I arouse the intention to gain full enlightenment.

I invite all beings as my guests

And shall free them from cyclic existence.

 

27.  “From this moment onwards

Until I attain enlightenment,

I shall not harbour harmful thoughts,

Anger, avarice or envy.

 

28.  “I shall cultivate pure conduct,

Give up wrong-doing and desire

And with joy in the vow of discipline

Train myself to follow the Buddhas.

29.  “I shall not be eager to reach,

Enlightenment in the quickest way

But shall stay behind till the very end,

For the sake of a single being.

 

30.   “I shall purify limitless

Inconceivable lands

And remain in the ten directions

For all those who call my name.

31   “I shall purify all my bodily

And my verbal forms of activity.

My mental activities, too, I shall purify

And do nothing that is non-virtuous.”

 

​32.   When those observing the vow

Of the active intention have trained well

In the three forms of discipline, their respect

For these three forms of discipline grows,

Which causes purity of body, speech and mind.

33.  Therefore, through effort in the vow made by

Bodhisattvas for pure, full enlightenment,

The collections for complete enlightenment

Will be thoroughly accomplished.

 

34.  All Buddhas say the cause for the completion

Of the collections, whose nature is

Merit and exalted wisdom,

Is the development of higher perceptions.

 

35  Just as a bird with undeveloped

Wings cannot fly in the sky,

Those without the power of higher perception

Cannot work for the good of living beings.

 

36  The merit gained in a single day

By one who possesses higher perception

Cannot be gained even in a hundred lifetimes

By one without such higher perception.

 

37.  Those who want swiftly to complete

The collections for full enlightenment,

Will accomplish higher perception

Through effort, not through laziness.

 

38.   Without the attainment of calm abiding,

Higher perception will not occur.

Therefore make repeated effort

To accomplish calm abiding.

39.  While the conditions for calm abiding

Are incomplete, meditative stabilization

Will not be accomplished, even if one meditates

Strenuously for thousands of years.

 

40.   Thus maintaining well the conditions mentioned

In the Collection for Meditative Stabilization Chapter,

Place the mind on any one

Virtuous focal object.

 

41.  When the practitioner has gained calm abiding,

Higher perceptions will also be gained,

But without practice of the perfection of wisdom,

The obstructions will not come to an end.

 

42.   Thus, to eliminate all obstructions

To liberation and omniscience,

The practitioner should continually cultivate

The perfection of wisdom with skilful means.

 

43.   Wisdom without skilful means

And skilful means, too, without wisdom

Are referred to as bondage.

Therefore do not give up either.

 

44   To eliminate doubts concerning

What is wisdom and what skilful means,

I shall make clear the difference

Between skilful means and wisdom.

45   Apart from the perfection of wisdom,

All virtuous practices such as

The perfection of giving are described

As skilful means by the Victorious Ones.

46    Whoever, under the influence of familiarity

With skilful means, cultivates wisdom

Will quickly attain enlightenment –

Not just by meditating on selflessness.

 

47    Understanding emptiness of inherent existence,

Through realizing the aggregates, constituents

And the sources are not produced

Is described as wisdom.

 

48  Something existent cannot be produced,

Nor something non-existent, like a sky flower.

These errors are both absurd and thus

Both of the two will not occur either.

 

49  A thing is not produced from itself,

Nor from another, also not from both,

Nor causelessly either, thus it does not

Exist inherently by way of its own entity.

 

50  Moreover, when all phenomena are examined

As to whether they are one or many,

They are not seen to exist

By way of their own entity,

And thus are ascertained

As not inherently existent.

 

51   The reasoning of the Seventy Stanzas on Emptiness,

The Treatise on the Middle Way and so forth

Explain that the nature of all things

Is established as emptiness.

52.  Since there are a great many passages,

I have not cited them here,

But have explained just their conclusions

For the purpose of meditation.

53.  Thus, whatever is meditation

On selflessness, by not observing

An inherent nature in phenomena,

Is the cultivation of wisdom.

 

54  Just as wisdom does not see

An inherent nature in phenomena,

Having analyzed wisdom itself by reasoning,

Non-conceptually meditate on that.

 

55   The nature of this worldly existence,

Which has come from conceptualization,

Is conceptuality, thus the elimination of

Conceptuality is the highest state of nirvana.

 

56  Therefore the Subduer also has said

That the great ignorance of conceptuality

Makes us fall into the ocean of cyclic existence.

Resting in non-conceptual stabilization,

Space-like non-conceptuality manifests clearly.

 

57  The Retention Mantra Engaging in

Non-conceptual Realization says that when

Bodhisattvas non-conceptually contemplate

This excellent teaching, they will transcend

Conceptuality, so hard to overcome,

And eventually reach the non-conceptual states.

58   Having ascertained through scripture

And through reasoning that phenomena

Are not produced nor inherently existent,

Meditate without conceptuality.

 

59   Having, thus, meditated on suchness,

Eventually, after reaching “heat” and so forth,

The “very joyful” and the others

Are attained and, before long,

The enlightened state of Buddhahood.

 

60    If you wish to create with ease

The collections for enlightenment

Through activities of pacification,

Increase and so forth, gained by the power of mantra,

 

61    And also through the force of the eight

And other great attainments like the “good pot”—

If you want to practise secret mantra,

As explained in the action and performance tantras,

 

62   Then, to receive the preceptor initiation,

You must please an excellent spiritual teacher

Through service, valuable gifts and the like

As well as through obedience.

63   Through full bestowal of the preceptor initiation

By a spiritual teacher who is pleased,

You are purified of all wrong-doing

And become fit to gain powerful attainments.

 

64. Because the Great Tantra of the Primordial Buddha

Forbids it emphatically,

Those observing pure conduct should not

Take the secret and wisdom initiations.

65. If those observing the austere practice of pure conduct

Were to hold these initiations,

Their vow of austerity would be impaired

Through doing that which is proscribed.

 

66     This creates transgressions which are a defeat

For those observing discipline.

Since they are certain to fall to a bad rebirth,

They will never gain accomplishments.

 

67    There is no fault if one who has received

The preceptor initiation and has knowledge

Of suchness listens to or explains the tantras

And performs burnt offering rituals,

Or makes offerings of gifts and so forth.

68.   I, the Elder Dipamkarashri, having seen it

Explained in sutra an in other teachings,

Have made this concise explanation

At the request of Jangchup Wö.

1.   Con đảnh lễ với tấm lòng thành kính

     Bậc Điều Ngự trong tất cả ba đời 

     Cùng Giáo Pháp và chư Tăng chúng.                               Nhận lời thỉnh của Bồ-đề Quang, người đệ tử tốt

     Con sẽ thắp sáng ngọn đèn

     Soi nẻo đến Bồ-đề.

2.   Hãy hiểu rằng có ba hạng người

     Căn tính khác nhau: chia làm thượng, trung, hạ                  Tôi sẽ viết rõ ràng để phân biệt

     Những đặc tính của từng hạng người này.

3.   Hãy biết rằng những ai bằng mọi cách

    Chỉ tìm kiếm cho mình

    Những dục lạc trong sinh tử triền miên

    Là hạng người căn tính bậc hạ.

4.   Những ai tìm giải thoát riêng mình

    Bỏ lại sau lưng trần gian dục lạc

    Và tránh không làm những điều gây hại mọi người

    Là những người căn tính bậc trung

.

5.   Những ai từ nỗi khổ riêng mình

    Thực sự muốn dứt trừ tất cả

    Nỗi khổ niềm đau của các chúng sinh

    Là những người căn tính bậc thượng. 

   

6.   Đối những người căn tánh thượng thừa

     Muốn cầu Đạo Bồ-đề Vô thượng

    Tôi sẽ giải thích những pháp tu viên mãn

     Được những bậc đạo sư giảng dạy từ xưa.

 

7.   Đối trước tranh, tượng và những vật tượng trưng

    Đức Thế Tôn, bậc đã hoàn toàn giác ngộ  

    Như tháp nhỏ chứa xá lợi hay kinh pháp thậm thâm

    Hãy cúng hương, hoa hay những gì mình có.

8.   Hãy dâng lên bảy pháp cúng dường

     Được nói trong Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện[1]

     Và với ý nghĩ không bao giờ thoái chuyển

    Cho đến khi thành Vô Thượng Bồ Đề.

 

9.   Với lòng tin vững chắc nơi Tam Bảo

     Quỳ một chân trên đất

    Tay chắp lại trang nghiêm

     Trước hết, ba lần quy y Tam Bảo.

10.  Sau đó, bắt đầu mở lòng

     Thương yêu tất cả muôn loài

    Nghĩ đến chúng sinh, không sót một ai 

    Những người đang khổ đau nơi ba đường ác

    Phải chịu luân hồi, sinh tử triền miên.

11.  Rồi lại vì muốn cứu chúng sinh

    Ra khỏi những nỗi khổ niềm đau

    Chấm dứt đau khổ và nguyên nhân của khổ

    Mà khởi lên chí nguyện kiên cường

    Quyết thành tựu quả Bồ-đề vô thượng.

 

12.  Những hạnh tu nuôi lớn

     Tâm Bồ-đề như vậy

     Được giải thích cặn kẻ

    Ở trong Kinh Hoa Nghiêm[2]     

                                              

13.  Đã biết được những công đức vô cùng

     Của tâm Bồ-đề cầu Vô Thượng Giác

     Hãy đọc kinh này và lắng nghe thầy dạy bảo

     Và thường xuyên phát nguyện để kiên cố Đạo tâm

 

14.  Kinh Dũng Thí Thưa Hỏi[3]

     Đã giảng cặn kẻ công đức này

     Tôi chỉ nói sơ lược nơi đây

     Ba bài kệ trích từ kinh ấy.

 

15.  “Nếu như công đức lòng vị tha

     Của tâm Bồ-đề có hình tướng

    Dù hư không rộng lớn biết bao

    Cũng không làm sao dung chứa hết.

 

16.  Nếu có ai dùng số châu báu

     Đầy khắp hằng hà sa cõi Phật

     Dâng lên cúng dường

    Chư Phật trong mười phương

17.  Cũng không bằng công đức

     Của người chỉ chắp tay

     Phát tâm cầu Giác Ngộ

    Công đức này không có thể đo lường.”

18.  Đã phát khởi tâm Bồ-đề như vậy

    Thường tinh tấn tu hành để tăng trưởng Đạo tâm

     Để nhớ mãi tâm này đời này cũng như nhiều đời khác

    Hãy giữ giới pháp như đã giải bày.

 

19.  Không có giới tự đáy lòng phát khởi

     Tâm Bồ-đề không thêm lớn mỗi ngày.

    Hãy nỗ lực thọ trì giới pháp

    Vì nếu con muốn rằng

    Đạo nghiệp sẽ tựu thành .

 

20.  Những ai giữ gìn bất cứ giới luật nào

     Trong bảy loại giới biệt giải thoát[4]

     Là nền tảng vững vàng  

     Cho giới Bồ-tát tiếp theo.

 

21.  Đức Như Lai đã nói

    Bảy loại giới thuộc biệt giải thoát

    Cao quý nhất trong những loại giới này

    Là giới Tỳ-kheo của chúng xuất gia.

 

22.  Theo như nghi thức được giải thích

      Trong phẩm Giới của Kinh Bồ-tát Địa

     Hãy thọ giới từ một vị thầy

     Có đầy đủ đức hạnh.

23.   Hãy hiểu rằng một vì thầy tốt

     Là người rành nghi thức truyền thọ giới này

     Và luôn sống đúng theo giới luật

     Đủ lòng tin, từ bi để có thể truyền trao.

 

24.  Tuy nhiên nếu con không thể

     Tìm ra một vị thầy như vậy

     Ta sẽ giảng một phương pháp khác

     Để thọ giới đúng theo pháp tắc.

 

25.  Tôi sẽ viết rõ ràng ở đây

     Những điều được nói rõ trong Kinh

      Văn-thù-sư-lợi Trang Nghiêm Tịnh Độ,

     Thuở xưa, ngài Văn-thù

      Tên là Hư Không Vương

      Phát tâm Bồ-đề với  lời thệ nguyện:

 

26.  “Trước sự chứng minh của các bậc bảo hộ

     Tôi phát thệ nguyện rằng sẽ chứng đạo Bồ-đề

     Tôi thỉnh tất cả chúng sinh làm khách của mình

     Và giúp họ thoát khỏi vòng sinh tử.”

 

​27.   “Từ giây phút này trở đi

      Mãi cho đến khi thành Phật

      Tôi sẽ không ôm ấp ý nghĩ hại ai,

      Cũng không giận hờn, tham lam, ghen tỵ.”

 

28.   “Tôi sẽ tu hạnh thanh tịnh

      Từ bỏ điều ác và dục vọng

      Sống hạnh phúc ở trong giới luật

      Điều phục mình theo các đức Như Lai.”

 

29.  “Tôi sẽ không vội vã

     Để giác ngộ bằng con đường nhanh nhất

      Mà sẽ thành Đạo cuối cùng

       Sau khi độ hết chúng sinh.”

 

30.  “Tôi sẽ làm trang nghiêm thanh tịnh

      Vô số cõi nước ở mười phương

      Và thường trú nơi các cõi đó

      Để giúp những người gọi đến danh hiệu của tôi.”

 

31.  “Tôi sẽ thanh tịnh tất cả nghiệp 

     Gây ra từ nơi thân, miệng, ý

     Nguyện luôn giữ gìn hạnh thanh tịnh

      Không làm bất cứ nghiệp ác nào.”

32.  Những ai khi thọ trì giới này

     Tâm luôn tinh tấn khéo huấn luyện

     Sẽ biết tôn quý ba tụ tịnh giới[5]

     Vì khi tăng trưởng ba tụ giới

     Cũng làm thanh tịnh thân, miệng, ý.

33.  Vì vậy nhờ vào sức tinh tấn

     Giữ gìn giới luật của Bồ-tát

     Tư lương hướng đến Đại Bồ-đề

     Nhờ đây được thành tựu viên mãn.

 

34.  Tất cả chư Phật đều hứa khả

     Tư lương viên mãn là chánh nhân

     Phước tuệ trang nghiêm là tự tánh

      Có thể phát triển sức thần thông.

 

35.  Như con chim non cánh còn yếu

     Không thể bay lượn giữa bầu trời

     Những ai không có sức thần thông

     Không thể làm lợi ích chúng sinh.

 

36.  Công đức có được trong một ngày

     Của người đạt được sức thần thông

     Còn hơn công đức trong trăm đời

     Của người chưa có sức như vậy.

 

37.  Những ai muốn mau được viên mãn

     Tư lương cho vô thượng Bồ-đề

     Sẽ thành tựu sức đại thần thông

     Nhờ nỗ lực và không giải đãi.

38.  Nếu không thành tựu được pháp CHỈ

     Sẽ không phát khởi sức thần thông

     Vì vậy hãy không ngừng nỗ lực

     Tu tập thành tựu pháp CHỈ này.

39.  Những điều cần thiết cho pháp CHỈ

     Nếu không đầy đủ như yêu cầu

     Định tâm không thể nào thành tựu

     Cho dù tu tập đến ngàn năm.

 

40. Theo đúng những điều tu tập

     Trong Phẩm Tư Lương Định Tâm

     Hướng tâm đến một pháp nào

     Và an trú tâm nơi đó.

 

41.  Hành giả đã được pháp CHỈ

     Thần thông cũng được tựu thành

     Nhưng không trí tuệ cứu cánh

     Chướng ngại không thể dứt trừ.

 

42.  Vì vậy để trừ chướng ngại

     Phiền não cũng như sở tri[6]

     Hành giả tiếp tục tu tập

     Phương tiện và tuệ cứu cánh.

 

43.  Trí tuệ nếu không phương tiện

      Phương tiện nếu thiếu trí tuệ

      Đều bị xem là trói buộc

     Nên không từ bỏ pháp nào.

 

44.  Để dứt trừ mối nghi ngờ

     Về nghĩa trí tuệ, phương tiện

      Tôi sẽ phân biệt rõ ràng

      Chỗ khác của hai pháp ấy.

 

45.  Ngoài trí tuệ Ba-la-mật

     Còn lại các pháp tu khác

     Như pháp Bố thí v.v...

     Là phương tiện của Thánh giả.

46.  Nhờ sức phương tiện thuần thục

     Người tu trí tuệ Bát-nhã

     Sẽ mau thành tựu giác ngộ

     Không phải chỉ quán vô ngã.

 

47.  Hiểu rõ các pháp tự tính không

     Năm uẩn cùng duyên sinh các pháp

     Thực ra đều là pháp bất sinh

     Đây gọi là trí tuệ bát-nhã.

 

48.  Các pháp nếu là có, thì đâu thể sinh ra?

     Cũng không phải là không, như hoa đốm hư không

     Chấp vừa có vừa không cũng lầm lẫn điên đảo

     Vì cả hai đều sai, làm sao cùng tồn tại?

 

49.  Pháp không tự mình sinh

     Không từ pháp khác sinh

     Không sinh do cả hai, hay không nhân mà sinh

     Nên không có tự tính.

 

50.  Lại thêm khi xem xét

     Các pháp đồng hay khác?

     Thấy rằng pháp vốn không

     Tồn tại có tự tính

     Cho nên biết chắc rằng

     Các pháp không tự tính.

 

51.  Bảy mươi bài tụng về tánh không

     Được nói ở trong sách Trung Luận

      Giả ng về tự tính của muôn pháp

      Duyên sinh không thật, tính vốn không.

52.  Vì Luận văn rất dài

     Tôi không dẫn ra đây

     Chỉ giảng phần kết luận

     Cho mục đích thiền QUÁN.

 

53.  Như vậy tu thiền QUÁN

     Quán chiếu tính vô ngã

     Thấy pháp không tự tính

     Là huân tu trí tuệ.

 

54.  Cũng như với trí tuệ

     Thấy pháp không tự tính

     Phân tích trí tuệ này, cũng không có tự tính

     Thiền quán vô phân biệt.

 

55.  Bản chất của thế gian

     Đều do phân biệt sinh

     Cho nên dứt phân biệt

     Là tối thượng niết-bàn.

 

56.  Cho nên đức Phật nói

     Phân biệt là vô minh

     Khiến chúng ta đắm chìm trong biển khổ sinh tử

     An trú vô phân biệt

     Tâm rỗng như hư không, vô phân biệt hiện rõ.

 

57.  Kinh Đà-ra-ni Tổng Trì

     Nhập Vô Phân Biệt nói:

     Bồ-tát nơi pháp này, thiền quán vô phân biệt

     Sẽ vượt qua phân biệt

     Là pháp khó điều phục,

     Cuối cùng sẽ đạt được cảnh giới vô phân biệt

58.  Hiểu chắc qua kinh luận

     Qua tư duy các pháp

     Vô sinh, không tự tính

     Thiền quán không phân biệt.

​59..  Đã thiền quán như vậy

     Cuối cùng sẽ chứng được:

     Noãn, đảnh, nhẫn v.v...

      Và cực hỷ các địa,

      Không bao lâu sẽ chứng quả vô thượng Bồ-đề.

 

60.   Muốn thành tựu dễ dàng

      Tư lương cho giác ngộ

      Như tức tai, tăng ích...

      Hãy nhờ vào thần chú.

 

61.   Cũng nhờ vào tám pháp

      Và những thành tựu khác như “bình báu” v.v....[7]

      Nếu con muốn tu tập thần chú bí mật này

      Như đã được nói ra trong nghi thức Mật giáo,

 

62.   Thì con phải nhận lễ quán đảnh của thượng sư

      Con phải làm vui lòng một vị đạo sư giỏi

      Bằng đích thân phụng sự hay cúng dường v.v...

      Và thành kính vâng lời.

 

63.  Nhờ truyền thọ đầy đủ

     Pháp quán đảnh thượng sư bởi vị đạo sư đó

     Con sẽ được thanh tịnh tất cả mọi lỗi lầm

     Và trở nên thích hợp thành tựu năng lực lớn.

 

64.  Kinh Đại Mật Sơ Phật

     Đã hết sức ngăn cấm

     Những ai tu tịnh hạnh không nên thọ mật pháp

     Và trí tuệ quán đảnh.

 

65.  Nếu ai tu tịnh hạnh

     Mà thọ những pháp này

     Giới hạnh bị tổn hoại

     Do họ đã phạm vào những điều bị ngăn cấm.

 

66.  Làm vậy sẽ phạm vào

     Trọng tội ba-la-di cho những ai trì giới

     Họ chắc chắn tái sinh đọa trong các đường ác.

     Và cũng không bao giờ có chút gì thành tựu.

 

67.  Nhưng sẽ không lỗi lầm nếu người đã nhận được

     Pháp quán đảnh thượng sư và hiểu biết chân như

     Họ có thể tiếp nhận hay truyền trao Mật giáo

      Và thực hiện nghi thức đốt củi lửa goma

      Hay dâng cúng vật dụng cũng như những pháp khác.

 

68.  Tôi, Trưởng lão Nhiên Đăng Trí

     Biết được những điều này thông qua kinh và luận

      Nên giải thích ngắn gọn

      Theo lời thỉnh cầu của Jangchup Wo

             Sakya Minh-Quang dịch xong ngày 13/05/2013 tại Tu Viện Quán Âm

                        Kinh Sách Tham Khảo

     Anh Ngữ:

             Rinchen, Sonam. Commentary on Atisha’s Lamp for the Path to Enlightenment. Snow Lion                        Publications: 1997

     Hán Ngữ:

             Thích Pháp Tôn 釋法尊dịch. Puti dao deng lun菩提道燈論. 1979

     Việt ngữ:

             Thích Hằng đạt dịch. Tôn Giả A Để Sa (982-1054). 

-----------------------------------------------------------------------------------------

[1] Bảy phần cúng dường, tức tu bảy hạnh Phổ Hiền để cúng dường chư Phật. 1. Đảnh lễ, 2. Cúng dường, 3. Sám hối, 4. Tùy hỷ, 5. Thỉnh Phật chuyển Pháp luân, 6. Thỉnh Phật thường trụ thế, 7. Hồi hướng công đức. 

[2] Nguyên văn là kinh Gaṇḍavyūha, một phẩm dịch riêng của kinh Hoa Nghiêm (Avataṃsaka Sūtra), tương đương với phẩm Nhập Pháp Giới. Nội dung phẩm kinh này nói về hành trình phát tâm Bồ-đề đi tham học 53 vị Thiện tri thức của Thiện Tài Đồng Tử (Sudhanakumâra).

[3] Kinh Dũng Thí Thưa Hỏi là dựa vào bản dịch Hán văn của Thích Pháp Tôn, 1979. 

[4] Bảy loại giới: 1. Giới tại gia (ngũ giới), 2. giới Bát Quan Trai, 3. giới Sa-di, 4. giới Sa-di-ni, 5. giới Thức-xoa-ma-na, 6. giới Tỳ-kheo, 7. giới Tỳ-kheo ni.

[5] Ba tụ tịnh giới của Bồ-tát: 1. Thề không làm tất cả điều ác, 2. Nguyện tu tập tất cả hạnh lành, 3. Thề nguyện độ tất cả chúng sinh.

[6] Có hai chướng ngại cho giải thoát và giác ngộ, đó là phiền não chướng và sở tri chướng. Phiền não chướng tức phiền não tham, sân, si làm chướng ngại Niết-bàn; sở tri chướng là vô minh không thấy được chân như làm chướng ngại Bồ-đề.

[7]Bình báu hay bảo bình là một trong tám đại thành tựu (siddhi) trong Mật giáo, bao gồm: 1. Bình báu, 2. Tiệp túc (đi nhanh), 3. Bảo kiếm (kiếm báu), 4. Sai khiến (khiển sử), 5. Ẩn thân dưới đất (độn địa), 6. Ẩn thân, 7. Cây như ý (như ý thọ), 8. Điều hành đất nước (quốc chính). Xem Bồ-đề Đạo Đăng Quyết Vi, tr. 224.

s513037892264040667_p18_i1_w233.jpeg
bottom of page