Trang Nhà < Kinh Sách < Sách
VÔ THƯỜNG & GIẢI THOÁT ĐẠO
Sakya Minh-Quang
Mục Lục
Phụ lục 3
NGHI THỨC HUÂN TU HẰNG NGÀY
KINH TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ CỦA BẬC ĐẠI NHÂN
Sa môn An Thế Cao dịch từ Phạn sang Hán
Sakya Minh-Quang dịch từ Hán sang Việt
NGUYỆN HƯƠNG
Nguyện đem lòng thành kính
Gởi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ Đạo
Theo tự tánh làm lành
Cùng pháp giới chúng sanh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ-đề kiên cố
Chí tu học vững bền
Xa bể khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác.
Nam-mô Từ Phụ Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật,
Nam-mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A-di-đà Phật tác đại chứng minh.
Nay đệ tử chúng con tên là…, Pháp danh…, phát nguyện trì tụng, tư duy, và quán xét lại mình theo Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Đại Nhân. Kính nguyện chư Phật từ bi gia hộ cho con đạo tâm kiên cố, đạo niệm tinh chuyên, sớm ngộ vô thường, khổ không, xa rời si mê ngã chấp để sống đời thiểu dục tri túc, tự tại an lành giữa vòng danh lợi.
Con nguyện lâm chung luôn tỉnh táo, thường nhớ Phật không quên; tâm không loạn trước bệnh đau, không sợ hãi, lo âu; không tham cầu, luyến tiếc; nhẹ nhàng xả báo thân, vãng sanh về nước Phật, sớm tròn tâm Bồ-đề.
Nam-mô thập phương thường trụ Tam Bảo (2 lần)
Nam-mô thập phương thường trụ Tam Bảo thùy từ tác đại chứng minh (lần thứ 3).
(Nguyện hương xong, đứng dậy cắm hương vào lư, rồi bắt đầu xướng tụng bài tán thán đức Phật…. Vị cầm khánh hồi khánh khi chủ lễ chấm dứt lời nguyện, chuẩn bị đứng lên. Cách hồi khánh: thỉnh khánh từ thưa đến nhặt, ngưng một nhịp, rồi dứt bằng bốn tiếng khánh: một thưa, hai nhặt và một thưa. Ví dụ: 0 0 0 0 0 0 0 0 0 00000 0 0 0 0)
-
Chân Dung Người Phật Tử
-
Mười Bài Giảng Kinh Bát Đại Nhân Giác
-
Phật Học Quần Nghi
TÁN THÁN ĐỨC PHẬT
(Dùng khánh để dẫn chúng)
Pháp Vương vô thượng trong đời
Nhân thiên ba cõi không người sánh ngang
Là Thầy dạy khắp thế gian
Là Cha lành của vô vàn chúng sanh
Quy y trong một niệm lành
Nghiệp vô lượng kiếp hóa thành sạch không
Tán dương Phật đức mênh mông
Dù trăm ngàn kiếp cũng không tận cùng. (1 xá)
QUÁN TƯỞNG ĐẢNH LỄ
Chúng sanh, chư Phật vốn đồng
Cả hai rỗng lặng, một dòng tánh không
Chí thành tất được cảm thông
Gần xa vô ngại thật không nghĩ bàn
Mười phương Phật, một đạo tràng
Lại qua ảnh hiện như màn lưới châu
Nay con quy mạng cúi đầu
Lễ trước chư Phật nhiệm mầu chứng minh (1 xá).
LỄ PHẬT
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp hiền thánh Tăng thường trú Tam Bảo (1 lễ).
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà giáo chủ Điều ngự Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, Đại hạnh Phổ Hiền Bồ-tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ-tát, Linh Sơn hội thượng Phật Bồ-tát (1 lễ).
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ-tát, Đại lực Đại Thế Chí Bồ-tát, Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ-tát, Thanh Tịnh Đại Hải chúng Bồ-tát (1 lễ).
(Đại chúng ngồi xuống, duy-na (vị giữ chuông) và duyệt-chúng (vị giữ mõ) bắt đầu khai chuông mõ. Đại chúng nhiếp tâm lắng nghe phần khai chuông mõ.)
Nghi thức khai chuông mõ:
(cc: nhịp hai nhịp chuông; c: nhịp một nhịp chuông; C: thỉnh một tiếng chuông, M: thỉnh một tiếng mõ; --: khoảng cách dài ngắn giữa hai tiếng chuông hay mõ)
Duy-na: cc. C---C-----C--------c.
Duyệt chúng: m-m-m-m--M-M---M
Duy-na: C
Duyệt chúng: M
Duy-na: C
Duyệt chúng: M
Duy-na: C
Duyệt chúng: M
Duyết chúng: M MM M
Duy-na: c
TÁN LƯ HƯƠNG
Lư hương vừa bén chiên đàn
Khói thơm ngào ngạt muôn ngàn cõi xa
Tâm thành tưởng Phật thiết tha
Tùy nơi cảm ứng hiện ra mây lành
Vừa sinh một niệm chí thành
Toàn thân Phật hiện phước lành vô biên.
Nam mô Hương vân cái Bồ-tát (2 lần)
Nam mô Hương vân cái Bồ-tát Ma-ha-tát (lần thứ 3).
Nam-mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (3 lần).
KỆ KHAI KINH
Vô thượng thậm thâm: Pháp nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Con nay gặp Pháp xin nhận giữ.
Nguyện hiểu chân nghĩa, Phật ý sâu.
Nam mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (3 lần).
PHẬT NÓI
KINH TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ CỦA BẬC ĐẠI NHÂN
Người con Phật phát tâm học đạo
Luôn ngày đêm y giáo phụng hành
Đại nhân giác ngộ đành rành
Tám điều ghi nhớ chí thành niệm tu.
Điều thứ nhất tâm luôn giác biết
Cõi thế gian vốn thiệt vô thường
Đổi dời sinh tử tang thương
Cõi nước tuy lớn cũng dường mong manh.
Thân tứ đại sinh thành tử hoại
Già bệnh đeo, khổ ải giả không
Hoà hợp năm ấm lửa vòng
Chỉ là ảo ảnh ngã không thể tìm.
Thế mới biết thế gian hư huyễn
Diệt lại sinh biến chuyển vô thường
Chúng sinh điên đảo chấp nương
Si mê tạo nghiệp vào đường khổ đau.
Tâm là cội nguồn bao nghiệp ác
Thân nghe theo tạo tác tội khiên
Xuống lên sinh tử triền miên
Tội kia đầy dẫy như miền rừng hoang.
Người con Phật phải toan quán sát
Đạo lý này bao quát đường tu
Đó là thiền quán công phu
Dứt mê, chuyển nghiệp, thoát tù tử sinh.
Điều thứ hai phải nên giác ngộ
Ham muốn nhiều lụy khổ càng sâu
Nhọc nhằn sinh tử bấy lâu
Đều do tham dục dẫn đầu gây nên
Tâm ít muốn giữ bền đạo nghiệp
Hạnh vô vi không tiếp nghiệp duyên
Tự nhiên sẽ hết não phiền
An vui tự tại giữa miền nhân gian.
Điều thứ ba biết tâm giong ruổi
Luôn tìm cầu đeo đuổi chẳng nhàm
Không sao thỏa được lòng tham
Tội kia theo đó, càng làm càng sâu
Bậc Bồ-tát vô cầu biết đủ
Vui phận nghèo quy củ tu hành
Trau giồi tuệ nghiệp lợi sanh
Vung gươm trí tuệ, dứt mành vô minh.
Điều thứ tư phải nên ghi nhớ
Lười biếng làm lỡ dở đạo tâm
Quen theo thói tục lạc lầm
Đắm mê sa đọa trong hầm khổ đau
Nên thường phải giồi trau tinh tấn
Dũng mãnh tu phá những não phiền
Bốn ma hàng phục bình yên
Khỏi ngục ấm giới về miền chân như.
Điều thứ năm nằm lòng giác biết
Vì ngu si muôn kiếp tử sanh
Bồ-tát phát nguyện tu hành
Nghe nhiều học rộng pháp lành Như Lai
Nam mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (3 lần).
Kinh Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật Tâm Yếu
Bồ-tát Quán Tự Tại
Khi thực hành Bát-nhã
Ba-la-mật thâm sâu
Quán chiếu thấy năm uẩn
Đương thể đều là không
Vượt qua vòng khổ ách.
Xá-lợi-phất lắng nghe
Sắc chẳng khác tánh không
Tánh không chẳng khác sắc
Sắc chính là tánh không
Tánh không chính là sắc
Thọ, tưởng, hành và thức
Bản chất cũng như vậy.
Lại nữa, Xá-lợi-phất
Các pháp nơi tánh không
Không sinh cũng không diệt
Không sạch cũng không nhơ
Không thêm cũng không bớt;
Không có năm thủ uẩn:
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức;
Không có sáu căn: mắt
Tai, mũi, lưỡi, thân, ý;
Không có sáu trần: sắc
Thanh, hương, vị, xúc, pháp;
Không có cả sáu thức:
Nhãn thức đến ý thức;
Mười tám giới đều không.
Không có mười hai duyên:
Ga tê, ga tê, ba ra ga tê, ba ra sam ga tê, bô đi xóa ha (3 lần).
(Gate gate para gate para samgate bodhi svaha)
(Tọa thiền chỉ quán về tính vô thường, khổ, không, vô ngã của thân, tâm khoảng 15-30 phút)
ĐẢNH LỄ TRI ÂN ĐỨC PHẬT BỔN SƯ
(Nếu tu tập cùng đại chúng, vị chủ lễ xướng, đại chúng thành tâm lắng nghe và quán tưởng theo. Sau khi vị chủ lễ dứt lời xướng, chờ một nhịp rồi đại chúng cùng hòa câu: Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Khi tu tập riêng ở nhà, người Phật tử xướng và hòa một mình.)
1. Chủ lễ xướng: Nhất tâm đảnh lễ:
Từ vô lượng kiếp xưa
Luôn hành Bồ-tát đạo
Xả thân mình gieo giống từ bi
Công đức ấy không sao ví được.
Đại chúng hòa: Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (1 lễ).
2. Chủ lễ xướng: Nhất tâm đảnh lễ:
Cõi Ta-bà thị hiện
Nơi dòng Thích thọ sanh
Thánh Ma-da mộng ứng điềm lành
Nơi vương thất chan hòa phước lạc.
Đại chúng hòa: Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (1 lễ).
3. Chủ lễ xướng: Nhất tâm đảnh lễ:
Nơi vườn Lâm-tỳ-ni
Thị hiện tướng đản sanh
Hoa sen nâng bảy bước du hành
Chỉ Phật tánh, xưng tôn ba cõi.
Đại chúng hòa: Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (1 lễ).
4. Chủ lễ xướng: Nhất tâm đảnh lễ:
Dạo nơi bốn cửa thành
Thấy lẽ khổ chúng sanh
Vì thương đời một dạ tu hành
Bỏ tất cả xuất gia tầm đạo.
Đại chúng hòa: Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (1 lễ).
5. Chủ lễ xướng: Nhất tâm đảnh lễ:
Sáu năm tu núi Tuyết
Trải bao cảnh gió sương
Tìm chân lý soi sáng đêm trường
Trong tâm Ngài lai láng tình thương.
Đại chúng hòa: Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (1 lễ).
6. Chủ lễ xướng: Nhất tâm đảnh lễ:
Tìm ra đường trung đạo
Lìa vui khổ hai đường
Dùng định tuệ hàng phục ma vương
Sao mai mọc thành ngôi Vô Thượng.
Đại chúng hòa: Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (1 lễ).
7. Chủ lễ xướng: Nhất tâm đảnh lễ:
Suốt bốn mươi lăm năm
Không nề bao gian khổ
Đem Chánh Pháp từ bi tế độ
Trời người đều ngưỡng mộ tu hành.
Đại chúng hòa: Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (1 lễ).
8. Chủ lễ xướng: Nhất tâm đảnh lễ:
Rừng Sa-la song thọ
Độ chúng đã mãn duyên
Thị hiện nhập vô dư Niết-bàn
Lưu xá-lợi rộng độ nhân thiên.
Đại chúng hòa: Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (1 lễ).
NIỆM PHẬT
(Đứng hay quỳ xuống tụng nếu đi kinh hành niệm Phật, còn ngồi xuống tụng khi ngồi niệm Phật)
Phật A-di-đà thân kim sắc
Tướng tốt quang minh tự trang nghiêm
Năm Tu-di uyển chuyển: bạch hào
Bốn biển lớn trong ngần: mắt biếc
Trong hào quang hóa vô số Phật
Vô số Bồ-tát hiện ở trong
Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh
Chín phẩm sen vàng lên giải thoát
Quy mạng lễ A-di-đà Phật
Ở phương Tây thế giới an lành
Con nay xin phát nguyện vãng sanh
Cúi xin Đức Từ Bi tiếp độ.
Nam-mô Tây phương Cực Lạc thế giới, Ðại Từ, Ðại Bi A-di-đà Phật.
Nam-mô A-di-đà Phật
(Niệm Phật nhiều ít tùy thời; có thể đảnh lễ niệm Phật, thiền hành niệm Phật, hay thiền tọa niệm Phật đều được)
Nam-mô Đại bi Quán Thế Âm Bồ-tát (3 lần).
Nam-mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ-tát (3 lần).
Nam-mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ-tát (3 lần).
Nam-mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ-tát (3 lần).
SÁM QUY MẠNG[1]
Quy mạng Điều Ngự trong mười phương
Pháp mầu thanh tịnh khéo tuyên dương
Thánh Tăng bốn quả, ba thừa pháp[2]
Xin dũ lòng từ, nguyện xót thương.
Đệ tử chúng con,
Tự xa chân tánh,
Uổng đọa dòng mê
Theo sinh tử mãi thăng trầm
Tham sắc thanh luôn ô nhiễm.
Mười triền[3] mười sử[4]
Kết thành hữu lậu nghiệp nhân;
Sáu căn[5] sáu trần[6]
Lầm tạo biết bao tội lỗi.
Đắm chìm biển khổ
Lạc bước đường tà
Chấp ngã, chấp nhân
Sai lầm điên đảo.
Nhiều đời nghiệp chướng
Tất cả tội khiên
Nguyện Tam Bảo đức từ bi
Chứng lòng thành con sám hối.(C)
Kính nguyện: Thế Tôn cứu độ
Bạn tốt dắt dìu
Ra khỏi phiền não sông mê
Bước lên Bồ-đề bến giác.
Hiện đời bình an phước lạc
Sở nguyện tựu thành;
Kiếp sau mầm giác đơm hoa
Bồ-đề kết quả.
Sinh nơi Phật Pháp
Sớm gặp minh sư
Chánh tín xuất gia
Tuổi thơ vào Đạo.
Sáu căn thông lợi
Ba nghiệp[7] sạch trong
Chẳng nhiễm duyên đời
Thường tu phạm hạnh.
Nghiêm trì giới cấm
Chẳng vướng nghiệp trần
Vững chãi oai nghi
Không hại sinh vật.
Không gặp tám nạn[8]
Chẳng thiếu bốn duyên[9]
Bát-nhã trí được hiện tiền
Bồ-đề tâm luôn bất thoái.
Tu tập Chánh Pháp
Liễu ngộ Đại Thừa
Hành môn sáu độ[10] lợi sinh
Vượt biển ba kỳ[11] thành Phật.
Dựng cờ Chánh Pháp nơi nơi
Phá lưới nghi ngờ lớp lớp
Hàng phục chúng ma
Nối dòng Tam Bảo.
HỒI HƯỚNG
Trì kinh quán niệm phước vô biên
Hồi hướng chúng sinh khắp mọi miền
Nguyện ai còn đắm trong biển khổ
Về nơi nước Phật được an nhiên.
Nguyện tiêu ba chướng, hết phiền não
Nguyện được Bát-nhã trí rộng cao
Nguyện thực hành theo Bồ-tát đạo
Đời đời tinh tiến chẳng lãng xao.
Nguyện sinh về cõi Tây phương
Đài sen chín phẩm dựa nương thức thần
Hoa nở thấy Phật pháp thân
Chứng ngôi bất thoái, cõi trần độ sinh
Nguyện đem công đức tu này
Hướng về tất cả, chung xây phước lành
Con cùng pháp giới chúng sanh
Đồng nên Phật đạo, đồng thành Như Lai.
TỰ QUY Y
Con tự quy y Phật
Nguyện tất cả chúng sanh
Nhận ra Đạo Vô Thượng
Đồng phát Bồ-đề tâm (1 lễ).
Con tự quy y Pháp
Nguyện tất cả chúng sanh
Thâm nhập nghĩa kinh tạng
Trí tuệ sâu như biển (1 lễ).
Con tự quy y Tăng
Nguyện tất cả chúng sanh
Hòa hợp cùng đại chúng
Sống vô ngại, an lành (1 lễ).
PHÁT NGUYỆN VÃNG SINH
(Hành giả tu Tịnh Độ, nên đọc bài văn phát nguyện này sau mỗi thời tu tập để tăng trưởng tín nguyện vãnh sinh)
Con nguyện lâm chung không chướng ngại
A-di-đà đến rước từ xa
Quán Âm cam lộ rưới trên đầu
Thế Chí kim đài trao đỡ gót
Trong một sát na lìa cõi trược
Khoảng tay co duỗi đến Liên Trì
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn
Nghe tiếng Pháp sâu lòng sáng tỏ
Nghe rồi liền ngộ vô sanh nhẫn
Không rời An Dưỡng lại Ta-bà
Khéo đem phương tiện lợi quần sinh
Hay lấy trần lao làm Phật sự
Con nguyện như thế Phật chứng tri
Kết cuộc về sau được thành tựu.
Nam-mô A-di-đà Phật.
------------------------------
[1] Đây vốn là bài văn phát nguyện của thiền sư Nhiên ở núi Di (怡山然禪師) được biên tập trong sách Truy Môn Cảnh Huấn, Đại Chánh Tạng, quyển 48, trang 1072. Bài phát nguyện này ảnh hưởng sâu rộng trong truyền thống Phật giáo Đại Thừa Đông Á, và được đưa vào công khóa để tụng niệm sáng chiều trong chốn thiền môn. Đây không những nhờ vào ý nghĩa sâu sắc của bài văn mà còn nhờ vào giọng văn lúc tha thiết, khi hùng tráng … qua nhịp câu ngắn gọn, dứt khoát đi thẳng vào trái tim của người tụng đọc. Vì vậy, khi dịch sang Việt ngữ, dịch giả cố gắng giữ nguyên nhịp câu và đối ngẫu như nguyên tác chữ Hán, nhằm bảo tồn tối đa nhạc điệu và hình tượng đối xứng trong tác phẩm.
[2] Ba thừa pháp: Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ tát thừa.
[3] Mười triền: Mười loại tâm lý trói buộc chúng ta trong vòng sinh tử. 1. vô tàm (không biết hổ với mình) 2. vô quý (không biết thẹn với người) 3. tật (ghen ghét) 4. xan (keo kiệt) 5. hối (hối tiếc) 6. thùy miên (tham ngủ nghỉ) 7. điệu cử ( tâm loạn động) 8. hôn trầm (tâm hôn ám dã dượi) 9. phẫn (giận hờn) 10. phú (che dấu lầm lỗi của mình).
[4] Mười sử: mười loại tâm lý sai khiến mình tạo nghiệp thọ khổ. 1. tham, 2. sân, 3. si, 4. mạn, 5. nghi, 6. thân kiến, 7. biên kiến, 8. kiến thủ, 9. giới cấm thủ, 10. tà kiến.
[5] Sáu căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
[6] Sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
[7] Ba nghiệp: Thân, miệng, ý.
[8] Tám nạn: Tám chướng nạn khiến chúng sinh khó tu học Phật pháp. 1. Địa ngục, 2. Ngạ quỷ, 3. Súc sinh, 4. cõi trời Trường Thọ, 5. Biên địa, nơi không có Phật pháp, 6. Thế trí biện thông, giỏi biện luận thế gian nhưng không tin pháp xuất thế, 7. Đui điếc câm ngọng, 8. Sinh ra trước Phật hay sau Phật.
[9] Bốn duyên: Bốn nhân duyên phát tâm Bồ Đề. Theo Kinh Bồ Tát Địa Trì đó là: 1. Thấy đạo lực thần thông không thể nghỉ bàn của chư Phật, Bồ tát nên phát tâm Bồ Đề. 2. Nghe nói đến công hạnh của Bồ tát nên phát tâm Bồ Đề. 3. Thấy đời mạt pháp, chánh pháp suy vi nên phát tâm Bồ Đề. 4. Vì lòng thương xót chúng sinh khổ nên phát tâm Bồ Đề.
[10] Sáu độ tức sáu Ba la mật: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.
[11] Ba kỳ: Ba a tăng kỳ kiếp. A tăng kỳ có nghĩa vô số. Đây là ước lượng số kiếp lâu xa hành Bồ tát đạo để thành tựu quả Phật viên mãn.
Để tăng trưởng gia tài trí tuệ
Và tựu thành xuất thế biện tài
Giảng kinh giáo hóa muôn loài
Cho niềm vui lớn, cùng ngồi tòa sen.
Điều thứ sáu phải nên giác ngộ
Nghèo khổ nhiều tật đố trách phiền
Thường gây lắm việc oan khiên
Ngang nhiên kết buộc ác duyên với người
Bậc Bồ-tát độ đời bố thí
Bình đẳng tâm không nghĩ oán thân
Càng thương những kẻ ác nhân
Khoan dung hỷ xả những phần lỗi xưa.
Điều thứ bảy nhớ ghi giác biết
Ngũ dục là muôn kiếp họa tai
Thân tuy ở tục qua ngày
Tâm không đắm nhiễm trần ai thói đời
Thường nhớ nghĩ ba y bình bát
Tiêu biểu cho Bồ-tát xuất gia
Chí mong sớm được xa nhà
Sống đời giải thoát an hòa thanh cao
Lập nguyện lớn cầu Vô Thượng Đạo
Hạnh kiên trì hoài bão độ sanh
Dù bao chướng ngại tu hành
Vẫn không lay chuyển hạnh lành từ bi.
Điều thứ tám nhớ ghi giác biết
Lửa tử sinh muôn kiếp đốt thiêu
Chúng sinh khổ não đủ điều
Xưa nay không biết bao nhiêu đọa đày
Phát tâm lớn chịu thay đau khổ
Hạnh Đại Thừa rộng độ quần sinh
Khiến cho tất cả hữu tình
Đồng lên bờ giác thanh bình an vui.
***
Phật Bồ-tát đã từng giác ngộ
Tám điều này, tự độ độ tha
Bồ Đề tâm phát sâu xa
Tinh tấn hành đạo chướng ma phục hàng
Vung gươm tuệ dứt màn si ám
Rải mưa bi dập đám lửa phiền
Pháp thân nương lấy con thuyền
Niết-bàn giải thoát bình yên lên bờ.
Thấy đau khổ lòng từ không nỡ
Thừa nguyện xưa thuyền trở bến mê
Lại dùng tám việc đề huề
Chỉ cho sinh chúng quay về bờ kia
Biết giác ngộ xa lìa ngũ dục
Thấy tử sinh là ngục khổ đau
Tu tâm quét sạch trần lao
Theo đường Thánh đạo cùng nhau Niết-bàn
Đệ tử Phật tụng trì tám việc
Niệm niệm luôn tội diệt phước sanh
Bồ-đề Chánh Giác sớm thành
An vui thường trú tử sanh không còn.
Vô minh đến già chết;
Không có hết vô minh
Cho đến hết già chết
Lưu chuyển và hoàn diệt
Cả hai chiều đều không.
Không có bốn thánh đế:
Khổ, tập, diệt và đạo.
Không có trí có đắc
Vì không có sở đắc.
Bồ-tát y Bát-nhã
Ba-la-mật-đa này
Tâm không còn chướng ngại
Do không có chướng ngại
Nên không có sợ hãi
Lìa mộng tưởng đảo điên
Đến Niết-bàn cứu cánh.
Chư Phật trong ba đời
Đều y nơi Bát-nhã
Đắc Vô Thượng Bồ-đề.
Thế nên biết Bát-nhã
Là chân ngôn đại thần
Là chân ngôn đại minh
Là chân ngôn vô thượng
Không chân ngôn nào bằng
Có vi diệu công năng
Diệt trừ tất cả khổ
Chân thực không dối hư
Liền nói ra chú rằng:
Phụng sự mười phương chư Phật
Chẳng nệ nhọc nhằn,
Tu tập tất cả pháp môn
Thảy đều thông đạt.
Rộng tu phước tuệ
Lợi lạc quần sinh,
Chứng được sáu loại thần thông
Chỉ trong một đời thành Phật.
Sau đó,
Không bỏ pháp giới
Vào chốn trần lao
Từ bi đồng với Quán Âm
Hạnh nguyện rộng như Phổ Hiền.
Phương đây phương khác
Tùy thuận muôn loài
Ứng hiện sắc thân
Tùy cơ thuyết Pháp.
Trong đường địa ngục
Ngạ quỷ khổ đau
Hoặc phóng ánh quang minh
Hoặc hiện các thần biến
Nếu ai thấy thân con
Cho đến nghe được tên
Đều phát Bồ-đề tâm
Thoát hẵn luân hồi khổ.
Nơi có lò lửa sông băng
Thành rừng chiên-đàn.
Kẻ nuốt nước đồng hoàn sắt
Hóa sinh Tịnh Độ.
Mang lông đội sừng
Thiếu nợ hàm oan
Hết nỗi tân toan
Thảy đều lợi lạc.
Trong đời dịch bệnh
Hiện thành cây thuốc
Cứu bệnh trầm kha,
Lúc đói mất mùa
Hóa ra lúa gạo
Giúp người nghèo đói;
Chỉ cần lợi ích
Thệ chẳng từ nan.
Lại nguyện:
Oán thân nhiều kiếp
Quyến thuộc hiện tiền
Hết đắm chìm trong bốn loại
Dứt ân ái buộc nhiều đời
Cùng với chúng sanh
Đồng thành Phật đạo.
Hư không có hạn
Nguyện con không cùng
[Hư không có hạn
Nguyện con không cùng]
Hữu tình vô tình
Đồng nên Phật trí.