Trang Nhà < Kinh Sách < Kinh
KINH PHÁP CÚ THÍ DỤ
Dịch giả Sakya Minh-Quang
Duyên Khởi Tái Bản Kinh Pháp Cú Thí Dụ
Khi còn theo học Trường Cao Cấp Phật Học cơ sở II (nay là Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Sài gòn), bút giả được biết Kinh Pháp Cú Thí Dụ qua bản bạch thoại có hình vẽ trong tùng thư Phật Học Thiển Thuyết do Phật Giáo Đài Loan gởi tặng thư viện nhà trường. Sau khi đọc kinh này, bút giả rất tâm đắc và phát tâm dịch ra Việt văn để cùng chia sẻ pháp vị với mọi người. Khi dịch được một phần ba, nhân Tổ Đình Giác Nguyên vừa nhận được Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, bút giả mới tìm bản cổ văn trong Đại Tạng để so sánh. Nhận thấy bản bạch thoại có nhiều chỗ chưa thỏa đáng so với bản cổ văn, nên năm 1993 bút giả quyết định dựa vào bản cổ văn trong Đại Tạng dịch lại từ đầu.
Bút giả vừa dịch vừa đem giảng cho Phật tử Bát Quan Trai Tổ Đình Giác Nguyên, cũng như làm tài liệu cho lớp Sơ Cấp Phật Học Quận 3, đến giữa năm 1994 thì dịch phẩm được hoàn thành. Trong thời gian này công việc thật là bề bộn, nào là lo giảng dạy tại các trường Hạ, đạo tràng tu tập Bát Quan Trai, lớp Sơ Cấp Phật Học Quận 3, nào là lo duyệt lại bản thảo, sửa chữa bản in v.v… để việc xuất bản được sẵn sàng trước khi bút giả xuất cảnh du học! Nếu không nhờ Tam Bảo gia hộ, chư thiện tri thức giúp đỡ, dịch phẩm này chắc đến nay vẫn còn trong dạng bản thảo!
Thầy Dương Trình Hải, cô Điền, cô Bình là những vị giúp về việc chế bản vi tính. Phật tử Giác Tỉnh phụ sửa bản in. Thầy Minh Nghĩa, Thầy Thanh Ngọc, Thầy Hoằng Chí v.v… cùng quý Phật tử Tổ Đình Giác Nguyên, Chùa Bửu Liên góp phần kinh phí ấn hành. Những đạo tình đạo nghĩa và trợ duyên quý báu này, dịch giả xin chân thành ghi nhận và hồi hướng công đức.
Đức Phật dạy: Trong tất cả cúng dường, Pháp cúng dường thù thắng hơn cả. Kỳ vọng mười phương Phật tử thâm hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc Hoằng Pháp - Hộ Pháp để cùng pháp tâm hộ niệm, hộ trì.
Thế sự vô thường, dòng đời xuôi chảy, mới đó mà nay đã hơn bốn năm. Những học trò lớp sơ cấp ngày xưa phần lớn nay theo học lớp Cơ Bản, có vị vượt lên học ở Học Viện Phật Giáo Việt Nam. Huynh đệ mỗi người một việc, Phật tử kẻ ở người đi. Riêng bút giả suốt bốn năm vẫn chưa hoàn tất việc học, chưa góp thêm tác phẩm nào cho Phật Giáo Việt Nam, xét lại thật vô cùng hổ thẹn!
Mùa hè năm nay, Ban Ấn Tống Tổ Đình Giác Nguyên quyết định tái bản Kinh Pháp Cú Thí Dụ để cúng dường cho Tăng Ni và Phật tử trong nước. Nhân dịp này bút giả đọc lại bản dịch Kinh Pháp Cú Thí Dụ, sửa chữa chỗ sai lầm, bổ túc phần thiếu sót để lần tái bản này được hoàn thiện hơn. Đây coi như bù đắp một phần nào cho sự giải đãi của mình!
Việc làm phổ biến chánh pháp, hộ trì Tam Bảo của Ban Ấn Tống chính là bổn phận và trách nhiệm của người con Phật. Đây là nghĩa cử cao đẹp đáng được tán thán và học tập. Xin chân thành tri ân tất cả quý Tăng Ni Phật tử tham gia trong Ban Ấn Tống. Xin hồi hướng công đức cho quý Phật tử và gia đình được sống an lạc kiết tường trong ánh từ quang của đức Phật.
Nhân dịp tái bản Kinh Pháp Cú Thí Dụ, trong niềm pháp hỷ vô biên cùng với tâm tri ân và báo ân sâu sắc, bút giả xin kính ghi lại vài dòng duyên khởi bản dịch để thay lời tựa.
Nam-mô Thường Bất Khinh Bồ-tát Ma-ha-tát.
Ngày 10 tháng 8 năm 1998
Đài Bắc
Sở Nghiên Cứu Phật Học Trung Hoa
Sakya Minh-Quang cẩn chí
Mục Lục
-
-
Phẩm Từ Nhân Thứ 8
-
Phẩm Ngôn Ngữ Thứ 9
-
Phẩm Song Yếu Thứ 10
-
Phẩm Phóng Dật Thứ 11
-
Phẩm Tâm Ý Thứ 12
-
Phẩm Hoa Hương Thứ 13
-
Quyển Thứ 2
-
Phẩm Dụ Hoa Hương Thứ 14
-
Phẩm Ngu Ám Thứ 15
-
Phẩm Minh Triết Thứ 16
-
Phẩm A-La-Hán Thứ 17
-
Phẩm Thuật Thiên Thứ 18
-
Phẩm Ác Hạnh Thứ 19
-
Phẩm Đao Trượng Thứ 20
-
-
Quyển Thứ 3
-
Phẩm Lão Mạo Thứ 21
-
Phẩm Ái Thân Thứ 22
-
Phẩm Thế Tục Thứ 23
-
Phẩm Thuật Phật Thứ 24
-
Phẩm An Ninh Thứ 25
-
Phẩm Hiếu Hỉ Thứ 26
-
Phẩm Phẫn Nộ Thứ 27
-
Phẩm Trần Cấu Thứ 28
-
Phẩm Phụng Trì Thứ 29
-
Phẩm Đạo Hạnh Thứ 30
-
Phẩm Quảng Diễn Thứ 31
-
Phẩm Địa Ngục Thứ 32
-
Phẩm Tượng Thứ 33
-
Phẩm Ái Dục Thứ 34
-
-
Quyển Thứ 4
-
Phẩm Dụ Ái Dục Thứ 35
-
Phẩm Lợi Dưỡng Thứ 36
-
Phẩm Sa Môn Thứ 37
-
Phẩm Phạm Chí Thứ 38
-
Phẩm Nê Hoàn Thứ 39
-
Phẩm Sinh Tữ Thứ 40
-
Phẩm Đạo Lợi Thứ 41
-
Phẩm Kiết Tường Thứ 42
-